Gần đây, “bỏ phố về quê” làm homestay, farmstay đang nở rộ và trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ, được nhiều người đặc biệt là những người trẻ tìm đến đầu tư. Tuy nhiên, nhiều người chưa có kinh nghiệm cho rằng đây là mô hình dễ đầu tư, sinh lời nhanh và đơn giản trong vận hành. Ngoài việc thỏa mãn đam mê nhất thời thì bản chất đây là một loại hình đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận. Kinh doanh homestay cũng chịu nhiều những tác động từ bên ngoài như: thị trường, nhu cầu khách hàng, khoảng cách tiếp cận, năng lực vận hành, năng lực tài chính,.. việc đầu tư cho loại hình dịch vụ này cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng để tránh việc “đội” quá nhiều chi phí trước khi đi vào hoạt động.
Qua bài viết dưới đây, Flexhome đưa ra một vài giải pháp giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả dành riêng cho chủ nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Các chi phí cơ bản cần có để đầu tư kinh doanh cho thuê nhà, homestay, khách sạn
Để khởi nghiệp kinh doanh một homestay thành công cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố. Có thể chia ra 2 yếu tố chính gồm Điều kiện cần và Điều kiện đủ. Cụ thể:
> Điều kiện cần: Tiền + Thời gian + Kinh nghiệm + USP (Unique selling point) + Tinh thần dịch vụ
> Điều kiện đủ: Chi phí đầu tư hợp lý + Giá bán phù hợp và Kênh bán phòng tốt + Cách vận hành thông minh
Trong những thành tố kể trên thì TIỀN là điều kiện rất quan trọng. Bạn cần có 1 khoản tiền nhất định để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh, cụ thể là chi tiêu cho các khoản sau:
(1). Tiền mua đất/thuê mặt bằng, tiền cọc nhà + thanh toán trước tiền nhà 3 tháng đến 1 năm
Đây là khoản tiền được xem xét đầu tiên và cũng là một chi phí lớn nhất khi xây dựng một cơ sở lưu trú. Phụ thuộc vào nguồn vốn của bạn ở thời điểm đó mà quyết định việc thuê hay mua đất. Nếu thuê, bạn sẽ phải tính đến khoản tiền đặt cọc và tiền nhà thanh toán trước từ 3 tháng đến 1 năm.
(2). Tiền Chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí thuê nhà thầu, nhân công
Công đoạn này cũng chiếm khá lớn phần ngân sách đầu tư ban đầu của bạn. Tùy vào năng lực về thẩm mỹ và tài chính mà bạn có thể tự lên ý tưởng, sau đó tìm đội ngũ thi công riêng, hoặc tìm một đơn vị có thể làm trọn gói thiết kế và thi công.
Chi phí nguyên vật liệu sẽ phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu. Để sử dụng lâu dài và chất lượng công trình tốt, bạn nên chọn những vật liệu xịn cho cơ sở lưu trú của mình.
(3). Tiền khảo sát + lên phương án thiết kế
Thẩm mỹ là một trong những điều kiện quan trọng nhất, là cái hồn của cơ sở lưu trữ, quyết định nơi đó có thu hút được khách không. Nếu không có kinh nghiệm trong thiết kế, bạn nên thuê kiến trúc sư, đơn vị thiết kế. Tuy vậy, chi phí thiết kế cũng không phải nhỏ, giá thành sẽ tuỳ theo yêu cầu của bạn, diện tích của cơ sở lưu trú và độ nổi tiếng của kiến trúc sư, đơn vị thiết kế đó.
(4). Tiền đăng ký các loại giấy phép cần thiết
Để xây dựng một mô hình dịch vụ lưu trú, bạn cần xin giấy phép xây dựng dành riêng cho loại hình này. Lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với mô hình dịch vụ lưu trú là 100.000 VNĐ/giấy phép (Theo Thông tư 176/2012/TT-BTC). Trong trường hợp bạn không am hiểu về các thủ tục này thì có thể đi thuê các văn phòng luật, bạn sẽ phải trả phí cho họ.
(5). Tiền dự trù chi phí đầu tư phát sinh (10%)
Bạn cũng nên dự trù cho khoản phát sinh do hư hỏng nội - ngoại thất, bảo hành - bảo trì điện nước và các vật dụng trong homestay. Đồng thời chủ động các khoản phí an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho khách đến trong những dịp cần thiết.
(6). Tiền dự trù chi phí vận hành, marketing
Những chi phí cố định bạn phải vận hành hàng tháng, bạn nên có nguồn vốn dự phòng đủ để vận hành 6 tháng tiếp theo.
Một trong những kinh phí rất quan trọng mà bạn cần làm để kinh doanh homestay hiệu quả là hoạt động marketing trên các kênh quảng bá du lịch, các trang mạng xã hội Facebook, Instagram.
(7). Tiền mua sắm trang thiết bị và nội thất
Nội, ngoại thất và thiết bị cũng đóng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện một cơ sở lưu trú. Ngoài việc sắm sửa các món đồ nội thất, thiết bị, bạn còn cần chuẩn bị những đồ dùng cơ bản cho các phòng như phòng ngủ có giường, chăn, ga, gối, đệm, kệ,... phòng bếp có đồ dùng nấu ăn, bình chữa cháy,...
Số tiền cần chuẩn bị đối với mỗi mô hình và phân khúc sẽ khác nhau, cần phải tính toán kỹ lưỡng các chi phí đầu tư để tránh việc “đội” quá nhiều chi phí trước khi đi vào hoạt động.
Xem thêm Mẹo để giữ cho Homestay luôn tưới mới, bí kíp thu hút và giữ chân khách hàng
Mỗi người sẽ có những cách khác nhau để giảm bớt gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu như đầu tư chung,... và để đảm bảo chất lượng, dịch vụ của homestay nên không phải loại chi phí nào cũng có thể cắt giảm. Trong những khoản chi kể trên thì nội thất là khoản thường xuyên phải đổi mới để bắt kịp xu hướng trải nghiệm sống linh hoạt của xã hội hiện đại. Điều đó đồng nghĩa với việc phải bỏ ra mức chi phí lớn mà không phải ai cũng có đủ năng lực tài chính để thực hiện. Vậy, có cách nào để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho nội thất không?
Thuê nội thất trọn gói - Giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư với các chủ nhà cho thuê
Thuê nội thất - một dịch vụ cực kỳ hữu ích dành cho chủ đầu tư dịch vụ lưu trú giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu. Đồng thời, dịch vụ này cũng giúp các homestay, villa, khách sạn có thể thi thoảng thay đổi nội thất để đổi gió cho không gian, như vậy sẽ “hút” khách hơn rất nhiều.
Gói thuê nội thất cung cấp đầy đủ các sản phẩm nội thất cơ bản cho một căn hộ với kỳ hạn thuê linh hoạt, bảo hành và sửa chữa định kỳ, đồng thời đề cao tiêu chí chất lượng, thẩm mỹ trong từng sản phẩm.
Thông thường, chủ đầu tư sẽ chỉ cần trả từ 899.000VND/tháng khi thuê nội thất trọn gói đầy đủ các sản phẩm nội thất cơ bản kèm dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa định kỳ tại Flexhome.
Với chính sách thanh toán linh hoạt: thanh toán ngay hoặc trả góp, kỳ hạn thuê từ 3-60 tháng có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Đồng thời, chủ đầu tư muốn mua lại sản phẩm trong quá trình thuê, giá sẽ được khấu trừ trên số tiền thuê trước đó..
Dịch vụ cho thuê nội thất trọn gói là giải pháp giúp các chủ đầu tư tiết kiệm chi phí đầu tư nhà cho thuê, homestay, kinh doanh. Giá cả phải chăng, tiện ích, linh hoạt sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đang và sẽ kinh doanh mô hình này.
Xem thêm về Dịch vụ cho thuê nội thất cho Homestay
Như vậy, bài viết trên Flexhome đã chia sẻ cho bạn một giải pháp mới mẻ để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho các chủ homestay, villa. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong việc giảm gánh nặng tài chính, thuận lợi kinh doanh. Và đừng ngần ngại liên hệ với Flexhome nếu bạn đang cần thêm thông tin chi tiết về dịch vụ thuê đồ nội thất cho homestay, villa,... Hãy đặt lịch với Flexhome để được tư vấn nhanh nhất nhé!