Lĩnh vực thiết kế nội thất hiện nay được lấy cảm hứng từ rất nhiều nguồn sáng tạo khác nhau. Và một phong cách đã ra đời từ chính những xưởng công nghiệp khô khan, mộc mạc, đó là phong cách Industrial hay còn gọi là phong cách công nghiệp. Vì sao các kiến trúc sư có thể biến tấu để phong cách này trở nên đẹp và giàu tính nghệ thuật đến vậy? Hãy cùng Flexhome tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Phong cách Industrial là gì?
Phong cách Industrial hay phong cách công nghiệp là phong cách thiết kế không cần những chi tiết trang trí cầu kì, hoa mỹ và cũng không “bóng bẩy” như trong thiết kế hiện đại.
Phong cách thiết kế Industrial đang ngày càng phổ biến do sự kết hợp tuyệt vời giữa phong cách xưa cũ của gỗ và sự sắc nét đầy hiện đại.
Lịch sử phong cách Industrial
Phong cách thiết kế Industrial được kết hợp từ các yếu tố trong nhà máy cũ từ thế kỷ XIX. Những nhà máy công nghiệp nặng được xây dựng với tầng mái nhà cao, cửa sổ rộng và ánh sáng tự nhiên tràn ngập.
Vào thập niên 1970, các khu nhà máy được giới nghệ sỹ thu hồi và tận dụng thành những studio nghệ thuật. Từ đó, phong cách Industrial ngày càng phổ biến. Những kiến trúc mạnh mẽ, rắn rỏi này là nguồn cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư.
Đặc trưng cơ bản của phong cách công nghiệp (Industrial)
Để biến hóa những không gian thô sơ thành kiệt tác nghệ thuật, đòi hỏi các kiến trúc sư tuân thủ những quy tắc nhất định trong thiết kế nội thất. Bạn cần nắm rõ những đặc trưng riêng biệt của thiết kế nội thất công nghiệp để ứng dụng phong cách này vào thiết kế nhà ở.
Thiết kế không gian thô
Đây là điểm nổi bật nhất của phong cách thiết kế Industrial với phong cách khác. Phong cách này ra đời từ chính những kiến trúc của xưởng sản xuất, nhà máy khô khan nên cần tôn trọng những nét nguyên bản thô sơ. Ở phong cách này, những bức tường bê tông, tường gạch, dầm xà trần để lộ, đường ống nước chạy khắp trần nhà không cần che chắn là các chi tiết thô đặc trưng.
Gam màu chủ đạo là màu mộc và tối
Những màu sắc này toát lên sự mạnh mẽ trong thiết kế nhưng cũng không kém phần gần gũi, mộc mạc. Màu đen và nâu đậm được bắt gặp nhất trong những những ngôi nhà thiết kế theo phong cách công nghiệp (Industrial). Không những vậy, gam màu tối còn đem lại sự đẳng cấp, huyền bí trong thiết kế. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp không chỉ được ưa chuộng bởi những người có tâm hồn phóng khoáng mà còn chinh phục những người theo phong cách hiện đại.
Chất liệu công nghiệp
Các chất liệu đặc trưng của phong cách công nghiệp (Industrial) thường mang đậm chất công nghiệp như bê tông, gỗ, kính, thép,... Đây là một trong những nét riêng biệt cho tổng thể không gian nội thất Industrial. Bàn ghế sử dụng có thể là bàn thép chân cao. Thay vì để tường gạch bạn có thể ốp tường với những tấm gỗ thông qua cắt gọt. Vật liệu đặc trưng cho kiểu trang trí này có thể là kim loại hoặc thép với bế mặt thô tạo sự mạnh mẽ.
Đồ nội thất với đường nét mạnh mẽ
Một điểm nhấn tạo cá tính mạnh mẽ trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là các đồ nội thất với đường nét thẳng, tinh giản toát lên tinh thần phóng khoáng và cá tính. Những đồ nội thất chủ yếu được sử dụng là các vật dụng hiện đại với thiết kế thô sơ đơn giản những không thiếu tiện nghi.
Sử dụng cầu thang thép
Không thể không nhắc đến cầu thang bằng thép của phong cách Industrial. Phong cách này không sử dụng bê tông để xây cầu thang mà sử dụng cầu thang xương cá bằng thép kết hợp với bậc cầu thang bằng gỗ. Lối đi cầu thang được thiết kế đơn giản, mạnh mẽ thể hiện đặc trưng của ngôi nhà theo hướng nội thất công nghiệp.
Thiết kế không gian mở
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp thường chú trọng vào không gian. Căn nhà thiết kế hơi hướng Industrial thường thô sơ, trần trụi nên nếu thiết kế không gian kín sẽ tạo cảm giác khó chịu, bí bách. Vậy nên, các kiến trúc sư thường tạo không gian mở để mang tới sự rộng rãi, thoải mái cho căn nhà của bạn.
Xem thêm:
- Những đặc trưng về phong cách thiết kế nội thất Scandinavian- phong cách thịnh hành hiện nay
- Phong cách Rustic trong thiết kế nội thất- Giúp con người tìm về chốn bình yên
- Phong cách Retro: Nét quyến rũ của những thập niên trước trong thiết kế
Vì sao phong cách thiết kế nội thất công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế văn phòng?
Thiết kế Industry không chỉ mang lại ấn tượng cho thiết kế nhà ở mà còn được lấy cảm hứng để thiết kế phòng làm việc. Nhiều doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng đến môi trường làm việc của nhân viên để nâng cao năng suất và tinh thần làm việc.
Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn thiết kế không gian công sở là sự thoải mái, ngăn nắp, gọn gàng. Vậy nên, thiết kế nội thất Industrial là lựa chọn hàng đầu cho không gian công sở. Không chỉ vậy, sự kết hợp táo bạo của phong cách công nghiệp còn là nguồn cảm hứng thúc đẩy sự sáng tạo đột phá của nhân viên.
Với những nét đặc trưng trên, phong cách Industrial đã khẳng định được nét độc đáo của riêng mình. Nếu bạn đang bí ý tưởng sáng tạo, muốn tìm nguồn cảm hứng mới mẻ, hãy trang trí lại ngôi nhà của mình bằng thiết kế nội thất Industrial hoặc đến những quán cà phê phong cách công nghiệp. Chúc bạn có thể ứng dụng được phong cách này vào ngôi nhà của mình. Hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những phong cách khác, hãy liên hệ ngay với Flexhome. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ giúp bạn những kiến thức về thiết kế nội thất.
Flexhome là nền tảng nơi quy tụ nhiều kiến trúc sư có nhiều kinh nghiệm, năng lực thiết kế nội thất nhà phố và thi công nội thất chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể gửi gắm trọn vẹn niềm tin khi giao phó ngôi nhà hay các công trình của mình cho chúng tôi. Mỗi một công trình của kiến trúc sư Flexhome xây dựng nên không chỉ dừng lại ở công năng và thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều giá trị hơn cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn có nhu cầu cải tạo, thiết kế và thi công nội thất nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hãy liên hệ với Flexhome để được đặt lịch tư vấn miễn phí nhé.