Tin tức
[Tổng kết Flexhome Talk] NGHE VẬT LIỆU “KỂ” CHUYỆN với rất nhiều kiến thức, chia sẻ thiết thực và gần gũi.
Không xác định | 29/11/2021

Vào ngày 26/11/2021, buổi thảo luận “NGHE VẬT LIỆU “KỂ” CHUYỆN” đã diễn ra thành công trên sóng livestream của Flexhome - Nhà của mọi nhà. Các diễn giả giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vật liệu nội thất và thiết kế không chỉ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mà còn có sự trải lòng, giải quyết được những băn khoăn thắc mắc cho các khán giả.

Nội dung chia sẻ của các diễn giả gồm:

1. Mr. Nguyễn Minh Cương: Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long

Chia sẻ về: Xu hướng sử dụng nội thất công nghiệp và xu hướng thiết kế bề mặt.

2. Ms. Vũ Thị Trang: Trưởng phòng quản lý chuỗi cung ứng Công ty TNHH Top Sofa Việt Nam

Chia sẻ về: Xu hướng sử dụng da, nỉ và cách phối hợp chúng.

3. Mr. Nguyễn Minh Đức: Giám đốc Nghiên cứu và phát triển công ty Flexhome

Chia sẻ về: Cách đưa các vật liệu trong một căn hộ kết hợp trình chiếu VR.

Flexhome xin tổng kết lại những thông tin hữu ích về không gian sống của các gia chủ để cả nhà lưu lại nhé. Mọi người có thể ấn vào link bài viết dưới đây để theo dõi lại toàn bộ buổi thảo luận hữu ích vừa qua.

Linh video Hội thảo: https://www.facebook.com/NentangnoithatFlexhome/videos/461790548919511

Buổi Hội thảo đã nhận được rất nhiều câu hỏi của quý vị khán giả, sau đây là phần giải đáp thắc mắc. Chúng tôi xin phép được giải đáp các thắc mắc tại bài viết dưới đây:

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

1. Gỗ Minh Long không sản xuất nội thất ạ? Như vậy muốn dùng gỗ Minh Long là phải yêu cầu với KTS hoặc xưởng sản xuất đúng không?

Minh Long cam kết không sản xuất nội thất. Chúng tôi chỉ sản xuất tấm nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình gia công nội thất của các xưởng sản xuất.

Nếu có nhu cầu sử dụng gỗ Minh Long, khách hàng là người tiêu dùng cuối hoàn toàn có thể đưa ra yêu cầu với đơn vị tư vấn thiết kế, các KTS hoặc xưởng sản xuất để được tư vấn sử dụng.

2. Em thấy gỗ công nghiệp là phải có lớp cốt với lớp bề mặt. Vậy nếu em dùng  lớp phủ bề mặt dán trực tiếp lên tường thì có được không?

Về bản chất thì tấm acrylic hay tấm laminate đều có thể gia công trực tiếp lên các mảng tường/vách nội thất mà không cần qua công đoạn ép lên cốt gỗ. Đối với giấy melamine vì là giấy trang trí nên vẫn cần ép lên cốt ván mới tạo thành tấm nguyên liệu để gia công nội thất.

Tuy nhiên, để sản xuất các sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường, tủ, cánh tủ bếp thì vẫn cần tấm nguyên liệu là cốt ván kết hợp với bề mặt chứ không thể hoàn thiện chỉ với tấm bề mặt acrylic hay laminate.

3. Vật liệu phổ biến dùng làm tủ bếp là gì? Làm tủ bếp có nhất thiết phải làm hết bằng ván MDF không? Em thấy các đơn vị hay tư vấn dùng MDF lõi xanh nhưng bạn bè khuyên dùng ván dăm cũng được?

Tủ bếp có thể dùng được rất nhiều loại ván công nghiệp khác nhau như MDF, ván dăm, ván dán,…Mỗi loại ván sẽ có thông số kỹ thuật và tính chất cơ lý khác nhau, phù hợp với mỗi ứng dụng khác nhau. Ví dụ như làm cánh tủ bếp thường hay sử dụng ván MDF/MDF chống ẩm để đảm bảo không bị cong vênh, vặn xoắn và chịu được va chạm nhiều lần khi đóng mở. Tuy nhiên thùng tủ hoàn toàn có thể sử dụng ván dăm hay dăm chống ẩm, vẫn đảm bảo về công năng mà lại tiết kiệm chi phí hơn.

4. Làm thế nào để nhận biết được loại ván mà mình dùng là ván thường hay chống ẩm?

Cách phổ biến nhất để phân biệt ván thường và ván chống ẩm đó là dựa vào màu sắc. Thông thường, ván chống ẩm được nhận biết bởi màu xanh của cốt ván. Đó đơn giản là chất chỉ thị màu, không phải là tác nhân tạo nên khả năng chống ẩm của ván. Màu xanh có thể có những biến đổi khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, môi trường, thời gian bảo quản. Những tấm ván không đều màu, bị phai bạc màu nhưng tính chất chống ẩm cũng không bị ảnh hưởng.

Nếu như không có chất chỉ thị màu, chúng ta khó có thể phân biệt được hai loại ván này bởi thuộc tính của sản phẩm phụ thuộc vào keo sử dụng trong sản xuất.

Đối với sản phẩm ván thô, đặc biệt là ván chống ẩm, có nhiều phân cấp ván trên thị trường khác nhau với nhiều mức giá. Cụ thể, chất lượng và giá cả tấm ván MDF chống ẩm được xếp theo thứ tự tăng dần: 

  • Ván màu xanh nhưng không có khả năng chống ẩm (hoạt chất chống ẩm trong thành phần keo là 0%)
  • Ván chống ẩm tiêu chuẩn LMR (hoạt chất chống ẩm trong thành phần keo chiếm 2-3%)
  • Ván chống ẩm tiêu chuẩn MMR (hoạt chất chống ẩm trong thành phần keo chiếm 5-7%)
  • Ván chống ẩm tiêu chuẩn HMR (hoạt chất chống ẩm trong thành phần keo chiếm 12-15%)
  • Ván chống ẩm tiêu chuẩn HMR V313 (hoạt chất chống ẩm trong thành phần keo chiếm 21-24%)

Cách tốt nhất là đưa mẫu ván đến các cơ sở thí nghiệm để test phân biệt được các loại ván thường, ván chống ẩm và ván chống cháy theo tiêu chí quy định. Ngoài ra, nên mua ván gỗ công nghiệp ở các nhà cung cấp uy tín.

5. So với sơn thì gỗ công nghiệp được phủ sẵn bề mặt có ưu điểm gì hơn?

So với bề mặt sơn,  giấy phủ  gỗ công nghiệp có những ưu điểm:

  • Gia công nhanh: Bề mặt sơn trải qua rất nhiều bước từ chà nhám, mài nhẵn đến sơn phủ các lớp. Trung bình, công đoạn sơn phủ bề mặt phải kéo dài 3 - 7 ngày. Trong khi đó, bề mặt melamine được ép phủ rất nhanh. Tấm thành phẩm có thể được giao đến nơi sản xuất nội thất nhanh nhất trong vòng 3 ngày (tính cả thời gian chờ ván nguội và ổn định).
  • Bề mặt đồng nhất và ổn định: Vì được xử lý bề mặt và ép theo film bề mặt có sẵn, các bề mặt melamine đồng nhất và có độ phẳng cao. Đây là một ưu điểm khi gia công ván.
  • Không bị phụ thuộc vào thời tiết: Thời tiết nồm ẩm và mưa phùn sẽ không thích hợp với các bề mặt sơn, sơn lâu khô và dễ bị bám dính hoặc bay màu. Bề mặt melamine có thể được gia công ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
  • Màu sắc thiết kế đẹp, thẩm mỹ: Hiện tại melamine có rất nhiều bề mặt thay thế được cho sơn. Đặc biệt là những màu đơn sắc với hiệu ứng vân gỗ, những thiết kế này cho vẻ ngoài thật giống như một bề mặt gỗ được sơn phủ.

Như vậy, trong nhiều trường hợp, các bề mặt phủ gỗ công nghiệp hoàn toàn có thể thay thế cho sơn.

6. Dùng vật liệu gì cho cánh tủ?

 Với cánh tủ quần áo có kích thước lớn thì nên dùng MDF vì độ bền uốn và độ bắt vít rất tốt, tránh tình trạng xệ võng. Những tủ có kích thước nhỏ như tủ bếp thì có thể sử dụng ván dăm.

 7. Tuổi thọ trung bình của nội thất gỗ CN là bao lâu?

Nội thất gỗ công nghiệp có tuổi thọ trung bình từ 5-10 năm. Tuy nhiên, thời gian sử dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng gia công, môi trường – tần suất sử dụng,…

Gỗ công nghiệp là một lựa chọn phù hợp cho cuộc sống hiện đại bởi nhu cầu được làm mới cũng như thời trang cho nội thất ngày càng lớn.

8.   Dùng gỗ công nghiệp có an toàn cho sức khỏe không?

Trong chế biến gỗ nói chung và gỗ công nghiệp nói riêng thì formaldehyde được sử dụng tồn tại trong keo dán. Cho tới ngày nay, formaldehyde vẫn là thành phần chính trong keo dùng để sản xuất gỗ công nghiệp.

Lượng formaldehyde cụ thể trong ván sẽ được xác định qua thông số về nồng độ phát thải. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận biết qua tiếp xúc bởi nếu lượng formaldehyde quá lớn sẽ gây ra các tình trạng như đau đầu, cay mắt, khó thở hay cảm thấy có mùi hăng mạnh. 

Ở châu Âu, tiêu chuẩn EN13986:2005 được dùng để quy định về mức độ phát thải formaldehyde từ gỗ công nghiệp và chúng ta vẫn thường gọi là “tiêu chuẩn E”. Theo đó, ván sẽ được phân thành các cấp độ như E3, E2, E1, E0, SE0.

Thị trường Việt Nam và Đông Nam Á phổ biến nhất là ván E2. Các nước châu Âu chỉ sử dụng ván gỗ có tiêu chuẩn từ E1 trở lên (E1, E0, SE0).

Để đảm bảo sức khỏe người sử dụng, ván E2 khi làm nội thất trong gia đình phải được xử lý bề mặt bằng phương pháp phủ tấm bề mặt hoặc sơn nhằm hạn chế việc phát thải formaldehyde ra môi trường. Đối với ván tiêu chuẩn E1 thì có thể sử dụng cốt ván thô trong môi trường nhà ở vẫn đảm bảo sức khỏe.

9. Dùng ván công nghiệp hay bị mốc, có cách nào để xử lý không?

Thực tế, gỗ công nghiệp với thành phần chủ yếu là sợi gỗ nên dễ bị mốc khi tiếp xúc với môi trường ẩm. Không riêng tủ bếp, tủ quần áo mà còn nhiều sản phẩm nội thất cũng gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Quá trình thi công nội thất làm hở nẹp, lộ cốt ván, khiến ván bị tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao.
  • Sử dụng nội thất trong môi trường có độ ẩm quá cao.
  • Vệ sinh không đúng cách, để cho nội thất thường xuyên tiếp xúc với nước.
  • Thức ăn bám trên tủ bếp không được vệ sinh ngay cũng dễ gây hiện tượng mốc.
  • Ván có hàm lượng keo thấp.

Nếu khắc phục được những nguyên nhân trên thì độ bền của các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp có thể kéo dài 5 – 10 năm.

10. Làm tủ bếp nhà chung cư thì nên dùng gỗ nào?

Hiện tại, gỗ công nghiệp là nguyên liệu phổ biến nhất ứng dụng trong sản xuất nội thất gia đình, đặc biệt là trong các căn hộ chung cư. Xu hướng sử dụng gỗ tự nhiên làm tủ bếp đã không còn phổ biến. Gỗ tự nhiên có ưu điểm về tính thẩm mỹ, mang vẻ đẹp sang trọng, tuy vậy, chất lượng gỗ và quá trình xử lý vật liệu cũng rất quan trọng. Nhiều khách hàng sử dụng tủ bếp gỗ tự nhiên phàn nàn về độ cong vênh của tủ bếp sau một thời gian sử dụng cũng như việc bị mối mọt tấn công.

Đối với gỗ công nghiệp, tình trạng cong vênh và mối mọt được hạn chế một cách tối đa. Hàm lượng keo trộn với thành phần bột/dăm gỗ khiến cho khả năng cơ lý của tấm gỗ được hoàn thiện, tránh tình trạng cong vênh. Đặc biệt, mối mọt cũng ít có khả năng xâm nhập vào những sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp.

Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp cho bạn rất nhiều lựa chọn bề mặt, thiết kế và có ưu thế hơn về giá thành.

Tóm lại, xu hướng sử dụng gỗ công nghiệp trong các căn hộ chung cư là điều tất yếu. Vật liệu này giữ được chất lượng ổn định, có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại của các gia đình trẻ.

11. Ưu điểm vượt trội thực sự của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên là gì?

  • Gỗ công nghiệp hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót.
  • Có những chức năng chuyên biệt như chống ẩm, chống cháy có thể ứng dụng cho nhiều môi trường khác nhau.
  • Sự đa dạng trong các thiết kế bề mặt: họa tiết hoa văn cho đến màu sắc, đáp ứng được mọi nhu cầu, mong muốn của gia chủ.
  • Sản xuất, thi công nhanh chóng và tiết kiệm do tấm vật liệu đã được hoàn thiện sẵn.
  • Giá thành của gỗ công nghiệp hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí.

12. Những loại đá nào thường được dùng cho thiết kế nội thất?

Đá Marble tự nhiên ( đá cẩm thạch) Đá Marble có rất nhiều loại, màu sắc khác nhau, có gam màu sáng, vân tự nhiên đẹp và bề mặt bóng, đá marble mang đến vẻ sang trọng khi sử dụng cho nhiều hạng mục trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, đá marble đa dạng về màu sắc, hoa văn mang đến vẻ đẹp lôi cuốn, ấn tượng khi thiết kế lát sàn phòng khách, nội thất phòng ngủ đẹp hay sảnh khách sạn.

Ưu điểm của đá Marble

  • Sở hữu đường vân mang vẻ đẹp đầy tinh tế và độc lạ
  • Độ cứng cao
  • Chịu nhiệt tốt
  • Thích hợp với điều kiện thời tiết khác nhau
  • Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất

Nhược điểm

  • Do tính thẩm mỹ cao và độc nhất nên đá marble có giá thành khá cao, cao hơn đá granite.
  • Đá marble tự nhiên có đọ cứng và bền khá cao, tuy nhiên do được hình thành từ đá vôi, có tính bột xốp nên đá marble vẫn có độ cứng kém và dễ vỡ trong quá trình di chuyển và thi công.
  • Đá marble rất dễ tác dụng với axit trong thức ăn hoặc đồ uống và tạo nên những đường vết xấu xí trên bề mặt.
  • Đá marble chống thấm kém hơn đá granite, có thể chuyển màu và dính bụi bẩn dễ gây chuyển màu làm mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Đá Granite ( đá hoa cương) bề mặt đá granite có các hạt lấm tấm. Có độ cứng cao, chịu được sự ăn mòn của các chất axit, dễ bảo dưỡng, đá Granite được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate,… Các dòng nham thạch đá nóng chảy ở nhiệt độ rất cao và khi nguội đi, chúng tạo thành những cấu trúc tinh thể hạt.Đá Granite có từ màu hồng đến xám tối và đen, tùy thuộc vào thành phần hóa học và khoáng vật cấu tạo nên đá, là loại vật liệu phổ biến dùng cho mặt bếp.

Ưu điểm của đá Granite

  • Độ cứng, độ bền cao: Đá hoa cương có độ cứng chỉ sau kim cương trong các nguyên vật liệu tự nhiên, đá granite chịu được nhiệt độ cao và chịu được áp lực lớn.
  • Độ bóng, thẩm mỹ cao: Nó có khả năng duy trì được độ bóng cao theo thời gian. Đá granite có rất nhiều màu sắc cùng với các đường vân tự nhiên làm bề mặt nổi bật và sang trọng
  • An toàn sử dụng: Đá granite là sản phẩm tự nhiên, không chứa các hóa chất độc hại, đồng thời, mật độ đá cao, độ rỗng thấp vi khuẩn không thể xâm nhập được.
  • Thích hợp với diện tích lớn: Khổ đá lớn, hạn chế được các phần ghép nối, tăng tính thẩm mĩ cho không gian kiến trúc xây dựng
  • Dễ lau chùi, bảo dưỡng: Bề mặt đá bóng, lại khó xước nên các vết bẩn dễ để lau chùi, duy trì được vẻ đẹp cho bề mặt đá theo thời gian.

Đá kim sa

Đá kim sa thuộc dòng đá granite là một loại đá có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên. Loại đá kim sa này được dùng rất nhiều trong thi công cầu thang, bếp, mặt bàn và các hạng mục ốp lát khác. Trong đó, loại đá này nhất hiện nay được chia làm 2 loại khác nhau là kim sa Ấn Độ và kim sa Trung Quốc.

Đá quartz

Đá quartz là một tên gọi khác của đá nhân tạo gốc thạch anh – loại đá đang rất được thị trường ưa chuộng hiện nay, với ưu điểm nổi trội về kiểu dáng, màu sắc, vân mây, độ bền bỉ và tuổi thọ cao, nâng tầm đẳng cấp không gian sống.

Đá Solid surface là một loại đá nhân tạo có cấu tạo từ 2/3 bột đá tự nhiên( tức đá thật), 1/3 keo acrylic, cùng một số hoạt chất khác. Mặt đá nhân tạo Solid Surface kết hợp từ bột đá bột nhôm, nhựa (có thể là acrylic, epoxy hay nhựa poly) và màu.

  • Chống ố bẩn, chịu nhiệt, chống tia cực tím, không có vết nối, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể thiết kế linh hoạt, bền màu và đa dạng về màu sắc.
  • Độ bền: Nó chống chịu được các tác nhân như cắt, khía v.v… tại những nơi con người thường xuyên đi lại.
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: là vật liệu đặc không có lỗ rỗng và có thể chế tác liền tấm, không mối nối.
  • Có thể sửa chữa được : đá nhân tạo Solid surface có thể sửa chữa và làm mới lại bằng các tấm lau chùi thông thường hoặc chuyên dụng.
  • Không độc hại: đá nhân tạo Solid surface là vật liệu trơ và không độc hại. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, nó không tỏa khí ga.
  • Có khả năng truyền sáng: Nhóm này thường dùng với các màu nhẹ, tươi và độ dày nhỏ 6mm và 12mm.

Đá xuyên sáng onyx (tự nhiên và nhân tạo)

  • Độ bền cao, kết cấu vững chắc: Loại đá này không bị tác động trường, kết cấu vững chắc giúp chúng bền màu, không bị nứt vỡ, trầy xước.
  • Khả năng uốn cong tuyệt vời: Khác hẳn với các loại đá trang trí, đá xuyên sáng nhân tạo có ưu điểm nổi bật là có khả năng uốn cong. Vì thế, đá xuyên sáng mang đậm tính thẩm mỹ nghệ thuật cao. Mọi thiết kế trang trí, đá xuyên sáng đều có thể uốn cong uyển chuyển, mềm mại.
  • Đá xuyên sáng chống thấm nước cực tốt:
  • Khả năng xuyên sáng ấn tượng: Đá xuyên sáng cho phép ánh sáng đi xuyên qua lên đến 90%. Các bạn có thể điều chỉnh ánh sáng bằng cách sử dụng độ dày khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, độ dày của đá. Với ưu điểm đặc biệt này, khi ốp tường hay trang trí quầy bar, bạn có thể kết hợp với ánh sáng đèn Led để tạo sự lung linh, nổi bật.
  • Thi công đá xuyên sáng đơn giản và nhanh chóng: Tùy theo nhu cầu sử dụng mà đá xuyên sáng có quy trình thi công khác nhau. Trọng lượng của đá xuyên sáng nhẹ nên cực kỳ thuận tiện trong việc di chuyển.

Nhược điểm Đá xuyên sáng tự nhiên

Tuy nhiên, đá xuyên sáng tự nhiên khó tránh khỏi một vài nhược điểm nhất định như:

  • Dễ nứt vỡ khi chịu tác động mạnh, gây khó khăn cho việc vận chuyển
  • Đá rất nặng vì là đá tự nhiên và thường có độ dày 18mm.
  • Không có nhiều màu sắc để lựa chọn
  • Giá thành cao

Câu 13: Đá và gạch tự nhiên khác nhau thế nào ạ?

Bề mặt và hoạ tiết

Đá tự nhiên được hình thành trong tự nhiên, vì vậy mang một vẻ đẹp riêng không bị lẫn lộn và độc đáo. Sự cấu tạo ngẫu nhiên đó mang đến cho từng viên đá tự nhiên có một đường nét đầy ngẫu hứng và khác biệt. Trong khi đó, gạch ốp lát được sản xuất mô phỏng hoa văn, hoạ tiết của đá tự nhiên nhưng có chủ đích và tạo nên một bề mặt đồng đều. Tuy nhiên ngày nay gạch ốp lát có thể mô phỏng hoàn hảo những đường vân ngẫu nhiên như vậy.

Màu sắc

Hầu hết đá tự nhiên có những hạn chế nhất định trong các mẫu màu dựa trên sự biến đổi của đá trong tự nhiên. Ví dụ, mặc dù vân đá có thể tạo nên sự ngẫu hứng và khác biệt nhưng màu sắc chính của viên đá bị hạn chế dựa vào loại đá. Trong khi đó, sự pha trộn màu sắc trong quá trình sản xuất gạch có thể cho ra hàng loạt sự khác biệt về màu sắc trong kết cấu viên gạch.

Câu 14: Mình muốn làm nội thất theo phong cách Luxury thì nên chọn loại vật liệu nào?

Vàng là hiện thân của sự hào nhoáng và sang trọng, Vàng có tất cả các ưu điểm của các kim loại khác như chrome và bạc - một bề phản xạ ánh sáng tốt, khả năng tạo thêm vẻ lấp lánh và sang trọng. Tuy nhiên vàng còn nó có thể tạo thêm chiều sâu của sự ấm áp không giống ai.

Dark Wood ( Ebony ) đồ gỗ tối màu kết hợp với những gam màu trung tính để làm nổi bật sư sang trọng và thời thượng cho nội thất ngôi nhà, kết hợp với bề mặt bóng càng làm chúng trở nên hoàn hảo cho phong cách Luxury

Marble : được sử dụng từ nhiều năm về trước từ những tác phẩm nghệ thuật kinh điển đến những đồ nội thất duyên dáng Marble đều có mặt. Mỗi khi ai đó nhìn thấy đá cẩm thạch trong nhà - họ rất ấn tượng, như khi họ nhìn thấy vàng hoặc kim cương. Nó mang vẻ đẹp vượt thời gian, thanh lịch, cứng cáp và luôn phong cách.

Silk & Velvet : Các tấm nhung hoặc các trường hợp khác của loại vải này sẽ luôn tạo cảm giác dễ chịu khi chạm vào và nhìn vào. Chúng phát sáng, nhẹ nhàng và gây ấn tượng với cả những trái tim lạnh lùng nhất.

Da : luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho phong cách này để tăng sự sang trọng, nên cân nhắc màu sắc của da để mang lại hiệu quả tốt nhất cho không gian của bạn

Trên đây là một số bí kíp các chủ nhà có thể lưu lại để làm cẩm nang cho mình trong vấn đề thiết kế hay bố trí nhà, lựa chọn vật liệu, cho không gian của mình. Sắp tới, định kỳ hàng tháng Flexhome xin vẫn sẽ tổ chức các buổi hội thảo hữu ích không kén dành tặng quý vị. Bạn đừng quên like/follow fanpage để cập nhật kịp thời các chương trình của chúng tôi nhé.

Bài viết liên quan
Nhận mẫu thiết kế và báo giá